
Phố cổ Hội An
Phổ Cổ Hội An, Haifo, Faifo hay Đô Thị – Thương cảng, từ lâu đã đi vào lịch sử Việt Nam và đã được nhắc đến trong tư liệu nhiều nước Đông Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây.
Cách Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam, Đô thị – Thương cảng Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, nối với biển Đông qua cửa Đại. Đến nay đã được khoảng 400 tuổi. Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Tây giáp huyện Điện Bàn. Vào các thế kỷ trước, Hội An còn thông thương với Đà Nẵng bằng con sông Cổ Cờ. Thông qua sông Thu Bồn, Đô thị cổ Hội An nối với Kinh đô Trà Kiệu, với khu thờ tự Mỹ Sơn ở thượng lưu, và thông qua các đường sông, đường bộ nối với núi rừng giầu lâm thổ sản miền Tây, cũng như với Kinh đô Phú Xuân – Huế ở phía Bắc và các Dinh trấn phía Nam. Hội An ở giữa vùng đồng bằng giầu của xứ Quảng và giữ một vị trí đầu mối giao thông thuận lợi với các thị trường trong nước và với hệ thống hàng hải quốc tế.
Hội An hầu như còn nguyên vẹn trên diện tích 2km2, gồm các phố Nhật Bản, phố Khách, phố Minh Hương xen lẫn với các nhà cửa phố xá của người Việt. Hội An có khoảng 50 ngôi chùa, miếu, hội quán còn lại đến bây giờ như chùa Triều Châu, Phúc Kiến, Dương Thương Hội Quán…có lối kiến trúc rất độc đáo, điêu khắc sinh động, màu sắc lộng lẫy thể hiện khả năng khéo léo một cách tuyệt vời của các nghệ nhân. Miếu thờ Quan Công dựng từ thế kỷ XVII, ngoài những nét chạm khắc, màu sắc của người Trung Quốc trên các hoành phi, câu đối là khẩu khí của các danh sĩ người Việt. Nổi lên trong kiến trúc Nhật Bản là chùa Cầu, chùa dài 28m, rộng 3m, giữa lòng cầu về phía Bắc có miếu thờ Bắc Đế cưỡi Cẩu Long, hai bên đầu cầu có tượng khỉ và chó. Chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1719 đã đặt tên cho chùa là Lai Viễn Kiều, ngày nay còn ghi rõ trên bức hoành phi treo trên chùa Cầu, ngoài ra còn có chùa Bà Mụ – dấu vết xưa của Chămpa.
Hội An là một đô thị cổ cách thành phố Đà Nẵng 32km về phía Đông Nam đường xe đi lại thuận tiện. Hội An tọa lạc bên dòng sông Thu Bồn từ lâu đã là địa danh nổi tiếng trong lịch sử nước ta và được nhiều tài liệu nước ngoài nhắc đến như một đô thị, một thương cảng cổ xưa. Hội An trước mắt du khách với những đường phố nhỏ hẹp đan xen kiểu bàn cờ, nhà cửa cao một hoặc hai tầng san sát bên lối đi. Những mái ngói rêu phong cổ kính và cuộc sống lúc nào cũng bình lặng, thanh thản trôi qua, lạ thay đất nước trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhưng Hội An như vẫn nguyên vẹn những gì của một thời cổ kính xưa từ đường phố, mái nhà đến nếp sống…
Thời xa xưa Hội An có những tên gọi khác nhau như: Hải Phố, Hoài Phố, Hai Phố… Trên bản đồ các thương nhân nước ngoài gọi là Haipho hay Faifo, đã có nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu cố gắng giải thích nguyên nghĩa của các địa danh trên.
Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng thế kỷ 15-16, thịnh đạt trong thế kỷ 17-18, nhưng trước đó rất lâu (từ thế kỷ 2 SCN trở về trước), vùng đất Hội An đã nằm trong địa bàn phân bố của văn hoá tiền Sa Huỳnh – đến Sa Huỳnh và còn là một cảng thị trọng yếu của Champa (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15). Cửa Đại Chiêm, Cù Lao Chàm cùng nhiều di tích văn hoá Champa cổ được phát hiện trong thời gian gần đây đã chứng minh về giai đoạn tiền đề trong lịch sử phát triển của đô thị – Thương cảng Hội An.
Trong thời thịnh đạt, đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 17, Hội An là trung tâm mậu dịch lớn nhất của Đàng Trong và cả nước Đại Việt, là một trong những thương cảng sầm uất của vùng biển Đông Nam Á. Trung tâm hoạt động của thương cảng là vùng bến cảng cùng phố chợ buôn bán nằm trên bờ biển Bắc sông Thu Bồn, nay là vùng nội thị của Thị xã Hội An gồm các phường Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô. Nhưng phạm vi thương cảng lúc đó còn mở rộng ra cả hai bên bờ Bắc, bờ Nam dòng sông bao gồm những nơi neo đậu tầu thuyền như đầm Trà Nhiêu, Trung Phường, Trà Quế…Cảng Sông Hàn ở phía Bắc và có thể coi đó chính là các vệ tinh của Đô thị – Thương cảng Hội An. Phía trên sông Thu Bồn là Dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam, nơi các tàu thuyền ngoại quốc muốn hoạt động buôn bán ở Hội An phải đến trình báo, là các thủ tục hải quan. Có thể hình dung Đô thị Hội An với không gian hoạt động rộng lớn như vậy.
Cửa biển Đại Chiêm cách Hội An 5km, sông Thu Bồn sâu rộng chảy phía Nam Hội An, đã hình thành một đô thị – thương cảng trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Nơi đây thuyền buôn nhiều nước Châu Á, Châu Âu đến buôn bán, sinh cơ lập nghiệp xây dựng phố phường, mở thương điếm. Các thương thuyền từ Nhật Bản, Ba Tư, Trung Quốc, Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh Quốc thường xuyên cập bến để trao đổi hàng hóa, mua các sản vật như trầm hương, quế, ngọc trai, đồi mồi, xà cừ, tơ lụa, vải vóc… dân cư Hội An ngày một đông đúc, phố xá mở mang rộng đến 2km2. Đến thế kỷ XIX, điều kiện tự nhiên biến động nhiều, các con sông đổi dòng chảy, cửa Đại Chiêm bị phù sa bồi đắp và cạn dần, thuyền bè ra vào khó khăn, cảng mới hình thành ở Đà Nẵng, Hội An không còn là nơi buôn bán phồn vinh nữa, nhịp đập như dừng lại trong dĩ vãng. Nhờ thế mà cho đến nay Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn với tổng thể kiến trúc khá phong phú đa dạng gồm bến cảng, nhà dân, đình chùa, hội quán, lăng mộ.
Khu di tích đô thị cổ nằm phía Nam thị xã Hội An phố Lê Lợi hiện nay (Rue Hội An) được xây dựng đầu tiên sau người Nhật mới xây tiếp dãy phố Trần Phú (Rue des Cantanais) tức phố Nguyễn Thái Học hiện nay. Tiếp đến là dãy phố Nam Chu Trinh (Rue Minh Hương), Trần Quý Cáp (tức phố chợ cũ-Place du marchè), Nguyễn Thị Minh Khai (Khải Định) và một vài phố khác ven sông Hội An. Những phố trên đây với sông Rạch, cầu đường, đình, hội quán, nhà thờ tộc, miếu đền, nhà ở… tạo thành một tổng thể không gian đô thị cổ xưa gần như nguyên vẹn.
Về mặt kiến trúc của Hội An, nhà cửa mang đậm nét dáng vẻ truyền thống ở các đô thị cổ ở nước ta, đó là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40-60m thông suốt hai mặt phố, nội dung và hình thức rất đặc sắc đã tồn tại trên 200 năm. Phần lớn nhà ở mặt tiền tiếp giáp với đường phố dùng để buôn bán, mặt nam hướng về bến sông có cầu cảng riêng, vẻ đẹp không kém phần hấp dẫn, dành làm nơi chứa hàng hoá và các công trình phụ. Khu ở, sinh hoạt và gia tiên đặt ở giữa kế sân trời (thiên tĩnh) sáng sủa và thông thoáng cạnh sân nhà có cầu nối các gian nhà với nhau để đi lại không bị mưa nắng, trong khu thường được chú ý trang trí làm đẹp không gian trên các cấu kiện kiến trúc thường được trạm khắc rất tinh xảo về các đề tài hoa lá, cá, chim muông.
Hội An có nhiều chùa to đẹp thờ phật, thờ thánh chùa thờ cũng là Hội Quán, nơi tụ họp đồng hương, đồng nghiệp. Đáng chú ý là các chùa Phúc Kiến-Mẫn Thương Hội Quán khởi dựng năm 1678; chùa Ngũ Bang-Dương Thượng Hội Quán có từ trước năm 1740; chùa Quảng Triệu-Quảng Đông Hội Quán xây dựng năm 1885; Triều Châu Hội Quán xây dựng trong suốt 40 năm 1845-1885.
Đặc sắc của Hội An là ngôi chùa Cầu ở cuối phố Trần Phú (xây dựng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII), còn gọi là cầu Nhật Bản, tên chữ là “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn ban tạ (Lai = đến, Kiều = cầu-cầu do những người phương đến xây dựng) mặt cầu cong vòng lên ở giữa, mái cũng uốn cong mềm mại được lợp ngói âm dương che kín cây cầu 12m, chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm chổ rất công phu, mặt chùa quay về hướng bờ sông. Hai đầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự cổ xưa, phần gian chính giữa gọi là chùa thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ (thần trấn giữ phương Bắc) mặt hình vuông. Không gian kiến trúc nhẹ nhàng, không những đi lại lễ bái thuận tiện mà có chỗ tựa lan can ngắm cảnh, chỗ ngồi bán hương hoa.
Đến thăm Hội An, du khách có thể xuống thuyền dọc sông ngắm những xóm, làng xanh biếc vườn cây trái. Tới vùng cửa Đại Chiêm và cù lao Chàm để thăm 6 hòn đảo lớn nhỏ có diện tích 6.000ha với khu rừng cấm có nhiều thú quý như trâu, khỉ và 7 hang yến, ở đây biển lặng, không khí trong lành cửa Đại Chiêm là nơi tắm biển, nghỉ mát lý tưởng.
Đến Hội An vào dịp từ mồng 2-7 tháng giêng (âm lịch) hàng năm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh du thuyền ở cửa Đại Chiêm và tham gia các lễ hội dân gian do các ngư dân địa phương tổ chức.
Đến những năm 80 của thế kỷ này, giới hâm mộ nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc trong và ngoài nước phát hiện ở Hội An một vẻ đẹp độc đáo của đô thị quý hiếm có độ tuổi khoảng 400 năm, được tổ chức của Liên Hiệp Quốc về giáo dục khoa học và văn hóa, UNESCO đưa vào chương trình hoạt động.
Ở Hội An 55% số tiền bán vé dành cho việc trùng tu các kiến trúc cổ.
Tháng 12/1999 tại Marốc UNESCO đã chính thức công nhận phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới. Để giữ gìn hồn của phố cổ, chính phủ địa phương không cải tạo các di tích còn lại một việc làm được mọi du khách ủng hộ là đêm rằm phố cổ – được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Lúc đó hồn phố cổ được tái hiện: không xe máy, không đèn điện, chỉ còn áo the, guốc mộc, tiếng rao lanh lãnh vang lên khắp phố cổ, đèn lồng giăng giăng khắp lối, du khách sẽ được đắm mình trong ánh trăng huyền hoặc ánh nến lung linh của đêm rằm phố cổ.
Tháng 11/2000 tại Hội Nghị thường niên của UNESCO được tổ chức tại Malaysia đã trao tặng giải thưởng xuất sắc về quản lí, bảo tồn di sản văn hóa thế giới năm 2000 cho Hội An với 3 lý do: Đô thị cổ Hội An được đáng giá là công trình được bảo tồn xuất sắc, được xem là mẫu hình cho công tác nghiên cứu – bảo tồn; Hội An là di sản văn hoá tiêu biểu cho chiến lược bảo tồn di sản của UNESCO Châu Á – Thái Bình Dương.
Chùa Cầu Nhật Bản
Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú – Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Chùa Nhật Bản là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và khu phố Nhật Bản. Khi xưa, nơi đây là dòng nước mang tên “Khe Ao Ao”. Khe dẫn nước từ trong làng ra sông. Người Nhật làm cầu này vào năm 1593 và hoàn thành năm 1596. Cầu có các tên:
Cầu Nhật Bản
Vì cầu do người Nhật xây dựng. Nhìn rường nhà, rường này chồng lên rường kia, loại hình này người ta gọi là “Chồng rường giả Thủ”. “Thủ” nghĩa là bàn tay. Các rường chồng lên nhau, úp xuống như bàn tay. Ở hai đầu cầu có tượng hai con khỉ và hai con chó. Có người giải thích rằng người Nhật làm hai con khỉ ở đầu cầu này và hai con chó ở đầu cầu kia là để đánh dấu công việc xây dựng cầu bắt đầu vào năm Thân và kết thúc vào năm Tuất. Nhưng cách giải thích đó không đúng vì ở Nhật cũng có nhiều công trình kiến trúc được trang trí bằng hình ảnh của khỉ và chó. Có người lại cho rằng đó là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn, Thân chỉ “Tây Nam” còn Tuất chỉ “Tây Bắc” (?). Đặc biệt, hình ảnh con khỉ này cũng đi vào thơ như một hình ảnh không thể thiếu của chùa Cầu. Phương ngữ ở Quảng Nam có câu “Chầu hầu như khỉ chùa Cầu”. Còn nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Anh là khỉ chùa Cầu
Mắng xong anh, em khóc Hương chùa hay hương tóc Mắng khỉ mà người đau”.
Chùa Cầu
Vì ngay trên cầu có một chùa do người Hoa xây dựng sau khi cầu hoàn thành 50 năm. Về việc người Nhật Bản xây dựng cầu này, có truyền thuyết cho rằng có con cù vĩ đại đang khuấy động khắp năm châu, cái đầu ở tận Ấn Độ còn cái đuôi của nó nằm tại xứ Phù Tang. Vậy để kiềm chế nó thì phải làm chùa ếm lại, người Nhật chọn vị trí trên vì Hội An nằm trên lưng con cù này. Do đó, trên Chùa Cầu có thờ Huyền Thiên Đại Đế tức Bắc Đế Trấn Vũ, một nhân vật lẫy lừng của đạo Lão có tài trị con cù kia. Còn đối với người Hoa tại Hội An thì chùa là nơi giải quyết tranh chấp giữa người dân của hai khu phố Nhật Bản và Trung Hoa.
Lai Viễn Kiều
Ở đầu cầu có tấm biển để chữ “Lai Viễn Kiều”. Vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu nhân chuyến tuần du ở thương cảng Hội An biết rằng cầu này do người Nhật xây dựng nên đã tặng cho cầu cái tên “Lai Viễn Kiều”-lấy từ câu của Khổng Tử trong luận ngữ “Hữu bằng tự viễn lai, bất duyệt lạc hồ” nghĩa là: có người bạn từ xa xôi đến, há không vui sao? Nhưng đối với người dân địa phương thì họ vẫn gọi bằng cái tên thân mật, dân dã “Chùa Cầu”. Thật khó có thể tưởng tượng nếu Hội An không còn chùa Cầu. Nó nằm trong tiềm thức của mọi người như vị trí Hồ Gươm của Hà Nội, cầu Tràng Tiền của Huế… ca dao địa phương có câu:
“Ai xa phố Hội, Chùa Cầu
Để thương, để nhớ, để sầu cho ai Để sầu cho khách vãng lai
Để thương, để nhớ cho ai chịu sầu”.
Hiện sàn gỗ đã được làm lại, còn tất cả mái và rường cầu còn nguyên vẹn sau thời gian 400 do được làm bằng gỗ lim. Hiện ở cầu còn hai tấm bia, một của người Pháp, một của người Việt và Trung Quốc ghi lại công đóng góp xây dựng và tu sửa cầu.
Nhận xét: Chùa Cầu cách sông Hoài 40m, đến mùa nước lũ mực nước dâng cao. Do vậy sàn cầu thường xuyên bị ngập trong mưa lũ, dòng chảy có lưu tốc lớn làm cho ván sàn có nguy cơ bị trôi nên thường phải tháo dỡ lúc có lũ lớn. Khu vực xây dựng có điều kiện tự nhiên phức tạp, cấu trúc địa chấn của sông, ven biển, các lớp đất phân bố không đồng đều và bị xói ngầm do có dòng chảy ngầm làm trôi cát, nhiều đoạn bị dân lấn chiếm làm hẹp dòng và có độ dốc không đồng đều… Sát góc phía Đông Bắc của chùa Cầu còn bị nhà dân lấn chiếm làm
lệch dòng chảy gây xói lở phần móng phía Tây Bắc. Bên cạnh đó ý thức vệ sinh của du khách chưa cao.
Văn hóa du lịch: Con mắt “tâm linh” của người Hội An
>>> Đọc thêm về: NHỮNG VỊ THẦN TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN
“Mắt cửa là con mắt để nhìn vào tâm linh, nó dõi theo bóng anh khi anh ra đi và lúc trở về, nó xem anh có còn là chính anh nữa hay không”. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Sự – Chủ tịch HĐND thị xã Hội An (Quảng Nam) khi nói với chúng tôi về con mắt cửa ở Hội An – một biểu tượng văn hóa du lịch đặc sắc của vùng đất phố cổ này, cũng là một biểu tượng đời sống tâm linh của con người Hội An.
Việt Nam xưa nay đã quen với hình ảnh mắt thuyền. Là một nước có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bờ biển dài nên từ xưa, loại hình giao thông phổ biến là đường thủy. Các phương tiện ghe thuyền được xem là bạn, đặc biệt là đối với thương nhân và ngư phủ. Họ xem chúng có linh hồn như con người. Vì vậy mà có tục vẽ mắt thuyền, với niềm tin mãnh liệt rằng: “con mắt ấy sẽ giúp cho thuyền tránh khỏi bị thủy quái làm hại, giúp cho ngư phủ tìm được nơi nhiều cá, giúp cho bạn hàng tìm được bến bờ nhiều tài lộc…” (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam-tr.213). Ngày nay, hình ảnh mắt thuyền đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, mắt cửa thì không phải ở đâu cũng có. Nó dường như đã trở thành dấu ấn riêng, rất riêng của những ngôi nhà cổ Hội An, của mảnh đất Hội An.
Mắt cửa được làm bằng gỗ tròn, có đường kính khoảng 20cm, dày 8 đến 10cm, được đặt trên các khung cửa chính thành từng cặp đối xứng ở hai bên phải trái, thể hiện rõ nét tư tưởng âm dương của người phương Đông. Đuôi mắt có tác dụng như một cái bản lề, được kéo xuyên qua xà ngang giúp cho cánh cửa có thể đóng mở dễ dàng. Các con mắt cửa được chạm khắc rất tinh xảo. Ở Hội An hiện nay có gần 30 loại mắt cửa với các kiểu chạm khắc khác nhau. Song, đa số các mắt cửa đều chạm hình âm dương lưỡng cực, các vạch bát quái. Họa tiết trang trí bên ngoài có thể đơn giản là một hình bát giác, hoặc cầu kỳ hơn là tám cánh hoa cúc. Có những đôi mắt cửa được chạm hình 5 con dơi (theo quan niệm Trung Hoa: trong tiếng Hán, chữ “dơi” phát âm giống chữ “Phúc”. Người Trung Hoa quan niệm hạnh phúc trọn vẹn phải là hạnh phúc được tạo thành từ “ngũ tứ” của loài dơi (Trường sinh thọ, Phong phú lộc, Kiện khang minh, Du bảo đức, Khảo chung mệnh), cho nên 5 hình tượng con dơi tượng trưng cho “ngũ phúc lâm môn”), cũng có những cửa là hình vuông hay hình chữ Thọ. Ở Hội quán Phúc Kiến, mắt cửa có hình đôi Rồng chầu mặt trời và đôi Giao long chầu mặt trăng; ở miếu Quan Công mắt cửa lại có hình mặt hổ phù…
Con mắt cửa Hội An còn được trang trí bằng lụa điều treo rủ. Hình ảnh này làm cho ngôi nhà trở nên sang trọng, đồng thời lại như có nét cổ kính. Theo người dân ở đây cho biết: trước kia cứ khoảng nửa năm hoặc nhiều nhất là một năm chủ nhà sẽ hạ tấm vải điều xuống giặt hoặc thay để thay đổi thần sắc, sinh khí cho ngôi nhà. Nhưng hiện nay vì phục vụ khách tham quan du lịch nên người ta ít hạ vải điều xuống hơn.
Đến với phố cổ Hội An, điều khiến du khách ấn tượng và cảm thấy ám ảnh chính là những con mắt cửa. Những đôi mắt ấy như có hồn, đăm đắm nhìn theo du khách, lưu luyến níu bước chân, khiến cho người ta có cảm giác như là “tìm về chứ không phải đi đến” (lời ông Nguyễn Sự). Hai con mắt cửa chính là điểm nhấn của những ngôi nhà Hội An.
Không chỉ là một phần trong trang trí kiến trúc, mắt cửa Hội An còn là một nét văn hóa đặc sắc trong tâm linh của con người đô thị cổ này. Hai con mắt cửa được người Hội An coi như hai ông thần đề giữ cửa và trừ tà. Họ thường thắp hương thờ cúng các ông thần. Hơn nữa, hai con mắt không chỉ là linh hồn của ngôi nhà mà còn để phân biệt người qua lại xem đó là người chính hay kẻ tà, người tốt hay kẻ xấu. Nó giống như gương bát quái, gương chiếu tà thường được treo ở trước cửa những ngôi nhà miền Bắc.
Ông Cảnh – chủ tiệm Cao Lầu 65 Trần Phú cho biết: “Nhà cũng như người. Đôi mắt là linh hồn, nơi hội tụ những trăn trở buồn vui, chứng kiến những biến động của cuộc sống hay sự hiếu khách của chủ nhà. Chính những đôi mắt đã nhắc chúng tôi đang sống, đang là chủ nhân trong một di sản sống đầy nhân văn”.
Về nguồn gốc của những đôi mắt cửa này, có người cho rằng những ngư dân, những thương nhân thường đi thuyền lâu ngày, tin ở tác dụng của những đôi mắt thuyền, khi lên bờ đã vẽ mắt cho ngôi nhà của mình. Về sau, họ không vẽ nữa mà làm bằng gỗ vừa đẹp vừa bền hơn. Cứ thế lâu dần, họ truyền cho nhau, trở thành tập quán ở đây – ấy là làm cửa phải có mắt. Cũng có quan niệm lại cho rằng mắt cửa được du nhập từ Trung Quốc khi các thương nhân của họ sang đây giao thương, buôn bán. Đây là biến thể từ tay nắm cửa của người Trung Quốc xưa… Dù là bắt đầu từ đâu, những đôi mắt cửa đã được người Hội An làm thành của riêng mình, mang theo ý niệm tâm linh và niềm tin của mình trở thành dấu ấn những ngôi nhà của mình – nhà cổ Hội An. Những con mắt cứ dõi theo, để bước chân người chủ nhà khi ra đi mau quay về, để khách đến rồi vương vấn mãi không muốn rời…
Hội quán Phúc Kiến
(Số 46. Trần Phú – thị xã Hội An)
Là nơi hội họp của những người đồng hương vốn đến Hội An từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Người Việt Nam ta gọi là chùa nhưng những người Trung Hoa ở đây gọi là Hội Quán. Hội quán này được xây dựng vào năm 1697. Lúc đầu người ta chỉ xây hội quán bằng những thanh tre. Chức năng thứ nhất của hội quán là thờ Thánh Mẫu-vị thần của những người đi biển. Chức năng thứ hai là để thờ sáu vị quan Phúc Kiến phò Minh chống lại triều Mãn Thanh và đã hy sinh ở Trung Quốc. Chức năng thứ ba là nơi hội họp của cộng đồng người Phúc Kiến.
Nhìn lên cao trên cổng ta thấy có ba chữ đỏ: ”Kim Sơn Tự”-chính là tên của ngôi chùa xưa ở tỉnh Phúc Kiến. Bên hông cổng nhìn lên cao có ba chữ đỏ: “Thiên Hậu Cung”, bốn chữ đen bên dưới là “Huệ Ngã Đồng Nhân” nghĩa là người bốn phương đều là anh em cả. Họ luôn luôn kêu gọi đoàn kết, sống hòa bình với nhau.
Căn nhà phía trước là tiền đình. Gian giữa là bái đình, là nơi làm lễ. Gian trong là chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Đằng sau chánh điện là hậu cung thờ sáu vị quan Phúc Kiến.
Bây giờ chúng ta thăm chính điện, nơi thờ Thiên Hậu. Trên bàn thờ bức tượng nhỏ là pho tượng cũ trước đây. Bây giờ khi kinh tế dồi dào phồn thịnh, người ta trở về Trung Quốc đã thỉnh về một pho tượng mới lớn hơn.
Thiên Hậu là người con gái quê ở Phúc Kiến. Thuở nhỏ bà đã thuộc nhiều kinh kệ và có tài chữa bệnh cho nhiều người. Năm 29 tuổi bà mất. Vua nhà Minh phong cho bà chức Thiên Hậu Thánh Mẫu. Sau khi chết bà thường hay xuất hiện cứu những người đi biển gặp nạn. Thiên Hậu có hai vị tướng giúp đỡ. Người bên phải là Thiên Lý Nhãn, bên trái Thuận Phong Nhĩ. Hai vị này thường báo cho bà biết những người đang gặp nạn trên biển để bà kịp thời cứu giúp.
Trong chùa có mô hình chiếc thuyền buồm của dân Phúc Kiến vào thế kỷ XVI-XVII. Con cháu làm mô hình chiếc thuyền này và đặt ở đây là
để nhớ ơn đến ông bà tổ tiên. Một điều đáng chú ý là tất cả những hội quán của người Trung Hoa đều được xây mặt quay về hướng cảng.
Con rồng phía sau là Tiểu Bạch Long lo công việc mưa gió ở biển Đông.
• Nhà tổ:
Vào giữa thế kỷ XVII nhà Minh ở Trung Quốc bị nhà Mãn Thanh lật đổ. Sau vị quan trung thành với nhà Minh này trở thành sáu vị tướng trừ Thanh phục Minh. Nhưng cố gắng của họ đã thất bại và họ đã hy sinh. Những người Hoa sang sinh sống ở Việt Nam đa số là những người trung thành với nhà Minh, nên cộng đồng người Phúc Kiến đã thờ sáu vị tướng đó như: “Lục tánh vương gia”, xem họ như những vị tổ tiên. Hàng năm họ tổ chức ngày giỗ của họ vào ngày 16/2 âm lịch. Nhìn kỹ khuôn mặt của các pho tượng ta thấy có ba màu rõ rệt: màu đỏ tượng trưng cho người có tánh nóng nảy, màu xanh tượng trưng cho người tánh điềm đạm, màu hồng tượng trưng cho tánh ôn hòa.
Bên trái là bàn thờ Thần Tài. Có hai vị thần trái là Phúc Thần-vị thần ban phát của cải, phúc lộc; phải là Pháp Thần-vị thần giáo dục và trừng phạt những người sử dụng tiền bạc không phù hợp với đạo lý.
Bàn thờ bên phải: Tượng lớn là bà chúa sinh thai, bà nắn ra hình hài của những hài nhi. Hai bên là hai bà hầu. Một bà lo về khai sinh, một bà lo về khai tử. Ở dưới thấp có mười hai tượng nhỏ là tượng của mười hai bà mụ. Mỗi bà mụ chăm sóc và dạy dỗ đứa trẻ một tháng trong mười hai tháng đầu tiên. Vì thế khi đứa trẻ chưa đầy năm cười hay nói gì đó, người ta nói bà dạy, hoặc khi chúng bị té ngã nhưng không bị thương gì, người ta lại nói bà mụ đỡ. Chính vì vậy người ta chuẩn bị 12 miếng trầu, 12 miếng cau để dâng cúng cho 12 bà mụ và có riêng một là trầu, một quả cau cho bà chúa sinh thai.
Gian bên hông thờ những người dân Phúc Kiến mất tại Hội An. Ở gian này đặc biệt có bài vị của những vị bang trưởng, tức là những vị có công xây dựng hội quán. Có tất cả 24 vị. Bên phải là bài vị của con cháu phái nữ. Bên trái bài vị của con cháu phái nam. Trên một số bài vị người ta có dán ảnh.
Gian nhà Đông và Tây phía trước chính điện dùng làm nơi hội họp và ăn uống của cộng đồng. Gian nhà Đông có chữ phúc, đối diện là gian có chữ thọ. Người ta chúc cho cộng đồng phồn thịnh, sinh nhiều con cháu.
Trên bức phù điêu vẽ cảnh Thiên Hậu Thánh Mẫu đang cứu người mắc nạn trên biển. Bên kia là phù điêu mô tả Lục Tánh Vương Gia đang chiến đấu với quân Mãn Thanh. Góc trái của phù điêu có một người lính nhà Thanh bị bắt làm tù binh.
Nói qua về lối kiến trúc, mái nhỏ hình mai cua nên người ta gọi là mái vỏ cua. Một kiến trúc thuần túy của người Trung Hoa.
Hội quán Triều Châu (Số 157. Nguyễn Duy Hiệu – thị xã Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.
Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông (Số 17. Trần Phú – thị xã Hội An)
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ riêng. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
Hội quán Ngũ Bang (Số 64. Trần Phú – thị xã Hội An)
Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.
Nhà Cổ Phùng Hưng
(Số 4. Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An)
Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.
Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình. Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa chớp là của người Trung Hoa, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà này rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Khu vực này gần sông nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, nước lên tới 0.5m.
Năm 1964, xảy ra trận lụt năm Thìn lớn nhất Việt Nam, nước dâng cao 2.5m, lên đến sàn gác gỗ. 160 dân đã đến đây cư trú trong 3 ngày, 3 đêm. Cuối năm 1999 vừa qua, hai cơn “đại hồng thủy” đã nhấn chìm cả khu phố cổ làm thiệt hại cơ sở vật chất rất lớn. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên, vì đây là nhà buôn.
Hệ thống cửa trên song dưới bản để di chuyển trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Các cánh cửa có thể tháo rời ra. Người ta cũng lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiện được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Hoa là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực và đối với người Việt Nam là sự thịnh vượng.
Gian giữa có trang thờ thờ những vị thần biểu phù hộ. Người xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi biển buôn bán người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thay mặt cho đoàn thả bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn chuyến đi lại.
Sông Thu Bồn đổi dòng ra phía sau làng bên kia bờ sông. Sông này là sông Nhớ. Mỗi năm có hiện tượng bồi đắp. Tại Hội An có các nghề cổ truyền: thêu tay, mộc trang trí, nuôi tằm ươm tơ dệt vải, dệt chiếu. Muốn xem các công việc này quý khách có thể đến tham quan nhà số 41 Lê Lợi. (Vào Thế kỷ XVII người ta dùng công cụ thô sơ này để dệt bằng tay loại vải thô sơ. Còn công việc dệt chiếu, một ngày hai người có thể làm ra hai chiếc chiếu. Nuôi tằm: vòng đời con tằm là 26-28 ngày. 20 ngày cho kén trong 3 ngày, không ăn. Sau đó từ kén nút ra ngài. Người ta chọn con ngài manh và cho giao phối để cho ra một thế hệ mới.
* Mái ngói âm dương phố cổ Hội An:
Ở Việt Nam hiện nay, có lẽ chỉ Hội An mới còn có nhiều ngôi nhà lợp bằng ngói âm dương. Trên mái nhà, các miếng ngói được xếp chồng lên nhau so le khoảng 3 –4 cm và ta chỉ nhìn thấy các hàng ngói dương gồ lên chạy song song theo chiều dốc xuống. Các viên ngói vốn đã thẫm màu lại thô nháp vì vậy cùng năm tháng chúng bị phủ một lớp rêu đen xỉn làm cho ngôi nhà có một dáng vẻ cũ kỹ, cổ lỗ và cam chịu. Trong rất nhiều các bức ảnh nghệ thuật chụp ảnh Hội An, ta thường thấy các dãy mái ngói âm dương cao thấp xô lệch đè bên trên những căn nhà thấp trong dãy phố hẹp. Đến nay hễ cứ nói đến ảnh đẹp về Hội An thì người ta thường nghĩ tới các bức ảnh này.
Hiện nay, ở các dãy phố bên ngoài khu phố cổ dân chúng vẫn thích hợp loại ngói âm dương này và các lò ngói ở làng Thanh Hà bên bờ sông Hội, người ta vẫn còn sản xuất loại ngói này.
Đây có lẽ là kiểu ngói du nhập từ Trung Quốc và Nhật từ các thế kỷ XVI, XVII khi mà người Hoa và người Nhật đến buôn bán, mở cửa hàng và định cư ở Hội An. Ở vùng Hoa Nam Trung Quốc và ở Nhật, vẫn còn rất nhiều khu phố cổ cũng lợp ngói âm dương kiểu này. Tại các cung điện, đền miếu thì các viên ngói này được tráng men màu và các viên ngói dương thì hẹp hơn và cong nhiều hơn, để lộ cả lớp ngói âm bên dưới gọi là ngói ống. Ở Hội An, kiểu ngói ống này thường thấy ở các ngôi chùa hoặc hội quán của người Hoa.
Ngói âm dương là một loại ngói cong mặt trụ. Khi xếp lên các thanh đỡ trên mái nhà thì một hàng ngói được xếp ngửa gọi là ngói âm và một hàng ngói được xếp úp gọi là ngói dương, hai hàng ngoạm vào nhau làm cho nước mưa trôi dọc xuống mà không rớt vào nhà. Ở Hội An, ngói được làm bằng đất nung, có độ dày khoảng 4 – 5mm, rất rắn và nháp vì có pha cát. Mỗi miếng ngói là một hình vuông có cạnh khoảng 19 – 20cm bị uốn cong như một khúc ống bương to bị chẻ làm tư. Tại một số thị trấn biên giới Bắc Việt Nam, đôi khi ta cũng thấy còn một vài ngôi nhà lợp ngói âm dương. Ở thị trấn Bắc Hà, một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, du khách có thể thấy các lớp ngói này trên nóc của dinh thự cũ của vua H’mông do người Pháp xây vào năm 1921 và ở đền Bắc Hà nơi thờ Đức Thánh Trần. Trong kinh thành Huế và các làng xung quanh, ở các điện phủ, lăng tẩm… vẫn còn nhiều loại ngói này.
Nếu bạn đến Hà Nội cách đây nửa thế kỷ, trong các dãy phố mà bây giờ gọi là khu phố cổ vẫn còn rất nhiều những ngôi nhà hẹp, thấp với lớp mái ngói dốc. Những góc phố cũ nát xiêu vẹo với lớp ngói dốc khấp khểnh xám màu rêu cũ nát xiêu vẹo với lớp ngói dốc này đã tạo nguồn cảm hứng vô tận của Bùi Xuân Phái, một họa sĩ tài danh bậc nhất của đất Hà Thành. Ông đã vẽ hàng mấy trăm bức vẽ lớn nhỏ, bằng nhiều chất liệu trên mọi giấy có trong tay về các mái ngói này. Qua tranh của ông, người ta bỗng nhận ra vẻ đẹp u uất nhẫn nại của các ngôi nhà cũ kỹ, của các ngõ hẹp rêu phong. Người ta gọi những dãy phố cổ này là Phố Phái và gọi người họa sĩ trầm mặc là ông Phái Phố.
Đến ngày nay khi tất cả mọi người có văn hóa đều thấy yêu quý vẻ đẹp hoài cảm của những dãy phố cổ Hà Nội thì cũng là lúc hầu như chẳng còn ngôi nhà cổ nào nữa. Tất cả đã biến mất, đã bị phá đi để xây lại, để cơi nới do nhu cầu bức xúc của những người sống ở đó. Các dãy phố này bây giờ vẫn được gọi là phố cổ nhưng những ngôi nhà cổ với mái ngói cổ thì hầu như không còn nữa. Còn những bức tranh phố quý giá của ông Phái thì cũng đã âm thầm ra đi và nằm chết trong các bộ sưu tập ở nước ngoài. Đa số các bức tranh Phái Phố ở các gallery hiện nay đều là các tranh chép lại hoặc là tranh giả, mạo nhận tên ông Phái.
Mái ngói cổ Hội An không được nổi danh, không được đi vào nghệ thuật như mái ngói cổ Hà Nội nhưng mái cổ Hội An thì vẫn còn trong khi mái cổ ở Hà Nội đã trở thành dĩ vãng. Ngói cổ Hội An là loại ngói âm dương còn ngói cổ Hà Nội là loại ngói lá đề, ngói mũi hài. Mái ngói cổ Hội An thì được nâng đỡ bằng bộ khung xà cột gỗ còn mái cổ Hà Nội thì đè vào hai hàng tường gạch chạy dọc thân nhà. Tất cả các sự khác nhau là như vậy và liệu rằng người ta có rút ra được kinh nghiệm gì không về sự mất còn của các di sản văn hóa.
* Đôi mắt cửa – Linh Hồn của mỗi căn nhà Cổ
Ở bên trên mỗi chiếc cửa ra vào ở ngay mặt đường của mỗi căn nhà cổ thường có hai khoanh gỗ tròn trông như hai con mắt của ngôi nhà đang nhìn ra đường, gọi là mắt cửa. Các mắt cửa có đường kính khoảng hơn 20cm, bề dày khoảng 10cm được chạm khắc, thường là hình tròn lưỡng cực âm dương và các vạch bát quái xung quanh là các họa tiết mềm như 8 cánh hoa cúc. Có chiếc có hình 5 con dơi tượng trưng cho “Ngũ Phúc”, có mắt cửa chỉ gồm có một chữ “thọ”, cá biệt có chiếc hình vuông hoặc bát giác.
Ở miếu Quan Công, mắt cửa có hình mặt hổ gọi là “Hổ Phù”. Trong hội quán Phúc Kiến, mắt cửa hậu cung lại có hình đôi rồng chầu mặt trời và đôi giao long chầu mặt trăng.
Người Hội An quan niệm con người, con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn vào lòng mình thì các đồ vật gắn với vận mạng con người cũng phải có mắt. Các chiếc thuyền ghe ở Hội An cũng được vẽ vào hai bên mũi thuyền hai con mắt rất to và rõ, để nhìn thấy mọi tai ương trên biển khơi. Cái nhà, nơi mà con người sống cả đời trong đó cũng phải có đôi mắt để bảo vệ mình và cũng để mở cửa tâm hồn mình với xã hội.
Trong các đình chùa ở miền Bắc, người ta cũng dùng các đinh gỗ lớn làm lỗ quay cho trục cánh cửa đầu kia nhô ra phía trước mặt và được gọt mỏng hoặc có hình nửa khối cầu gọi là trái găng, hay mắt rồng.
Người ta đếm được tới 14 loại mắt cửa khác nhau ở Hội An. Trước kia, vào các ngày lễ tết, gia chủ buộc lên mỗi mắt cửa một dải lụa điều nhưng từ vài năm lại đây, du khách đến nhiều cho nên người ta không hạ xuống nữa mà treo dải lụa đỏ suốt năm.
Nếu đi lướt qua, có người không nhận ra đôi mắt cửa trên thanh xà gỗ lớn bắc ngang bên trên cửa ra vào, nhưng nếu nhìn thấy thì ai cũng công nhận rằng đó đúng là “đôi mắt” của ngôi nhà. Vào Nam ra Bắc thật là thần xuất quỉ nhập, không ai có thể dò biết được, ông bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh của ông ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn sấm sét”.
Đương thời hầu hết các danh sĩ đại thần (kể cả kẻ thù) đều ngưỡng mộ xem ông là “Bậc anh hùng” bốn lần đánh Gia Định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy đều dốc lòng vâng mệnh.
Thật vậy, ông “một người rất thông minh, hay dùng trí thuật lao lung người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại năng lên, người ta không biết đằng nào mà dò”.
Nhà cổ Quân Thắng
(Số 77. Trần Phú – thị xã Hội An)
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và cách bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách.
Nhà cổ Tấn Ký
(Số 10. Nguyễn Thái Học – thị xã Hội An)
Được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống – đặc trưng của loại nhà phố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa … thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.
Chùa Ông
(Số 24. Trần Phú – thị xã Hội An)
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung – tín – tiết – nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.
Quan âm Phật tự Minh Hương
(Số 7. Nguyễn Huệ – thị xã Hội An)
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến khẩn cầu.
Nhà thờ tộc Trần
(Số 21. Lê Lợi – thị xã Hội An)
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở … Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.
Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.
Bảo Tàng Văn Hóa Lịch Sử Hội An
Thuộc làng Minh Hương, trưng bày những hiện vật mà các nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài tìm được dưới lòng đất, ở bãi biển, sông tại thị xã Hội An. Tại đây, người ta trưng bày các hiện vật theo chủ đề ba thời kỳ văn hóa: văn hóa Sa Huỳnh-thế kỷ thứ II sau công nguyên trở về trước, văn hóa Chămpa-từ thế kỷ II đến thế kỷ XV; văn hóa Đại Việt từ sau thế kỷ XV.
Đại đa số dân sống ở Hội An lúc bấy giờ là người Trung Hoa và người Nhật Bản nên Hội An hiện tại còn hai khu phố cổ: khu phố Trung Hoa và khu phố Nhật Bản. Người Trung Hoa đến Việt Nam từ 5 tỉnh: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu và Gia Ấn. Bang Gia Ấn hiện nay chỉ còn 4 hoặc 5 người mà thôi. Mỗi bang người ta xây dựng một hội quán, là nơi họp mặt đồng hương. Chùa Bà –Hội quán của người Phúc Kiến-đẹp hơn cả. Lúc đó người Trung Hoa có khoảng 6000 người, bây giờ chỉ còn khoảng 2000 người và đa số là lai với người Việt Nam.
Vào lúc đó người Nhật có khoảng 1000 người, nhưng vào những năm 1640, người Nhật phải rút hết về nước theo lệnh của Nhật Hoàng. Sau thời gian đó ở Hội An chỉ còn 4, 5 gia đình. Đến bây giờ không ai biết họ đã đi đâu. Năm 1640, một thương gia Nhật có thế lực đã cưới công chúa của chúa Nguyễn là Ngọc Hoa.
Về địa lý, sông lớn của Quảng Nam-Đà Nẵng là sông Thu Bồn. Sông Thu Bồn xưa kia có tên là sông Hoài. Cửa sông là cửa Đại Chiêm. Vì vậy người ta gọi bãi biển Hội An là bãi biển Cửa Đại-cách Hội An khoảng 4,5km. Người ta gọi là sông Nhớ, bến Chờ. Dòng sông chảy qua nhiều thế kỷ XVII, tàu bè không thể vào Hội An được. Một cảng mới được mở ra cửa sông Hàn – Đà Nẵng.
Các hiện vật:
• Hiện vật bằng gỗ để móc vào sau thuyền được đặt ở thềm nhà.
• Mộ chum mà người ta phát hiện đầu tiên ở Sa Huỳnh, Quảng Ngãi. Năm 1990, các nhà khảo cổ Việt Nam và nước ngoài đã tìm được ở xã Cẩm Hà, Thanh Hà những mộ chum này cách Hội An 3km. Trong các chum người ta tìm thấy một ít tro và hai đồng tiền rất xưa của Trung Quốc. Đó là đồng tiền Vương Mãn và Hữu Thủ, được lưu hành ở Trung Quốc trước thế kỷ II sau công nguyên.
• Tượng nữ vũ công Chàm bằng đá là những hiện vật thuộc nền văn hóa Chămpa được tìm thấy ven biển, và những viên gạch mà người Chăm dùng để xây tháp từ thế kỷ thứ IV – VIII tại Quảng Nam – Đà Nẵng.
• Bản đồ thị xã Hội An. Thị xã Hội An có diện tích 60km2, dân số 75000 người. Gồm 3 phường nội thị: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong: có 6 xã vùng ven và một xã ngoài khơi. Xã ngoài khơi là xã Tân Hiệp,
chính là cù lao Chàm-chứng tỏ đây là mảnh đất Chăm khi xưa. Ở cù lao Chàm có độ 2500 dân, đời sống khó khăn nhưng có một nguồn lợi là yến sào. Mỗi sáng có một chiếc tàu chở hành khách và lương thực ra tiếp tế cho cù lao Chàm. Tàu trở về lúc 2 – 3 giờ chiều.
• Hình ảnh sông Thu Bồn, qua nhiều thế kỷ phù sa đã lắp dần cảng Hội An. Vì vậy từ đây đến Cửa Đại chừng 4-5km mà vào cuối thế kỷ XVII thuyền bè đã không thể vào được. Người ta phải lập cảng sông Hàn. Năm 1906, người Pháp đã làm đường xe lửa từ Hội An đến Đà Nẵng dọc theo bờ biển nhưng thất bại vì dọc theo biển là đất cát nên đường ray không chống nổi mưa gió. Vào thời Minh Mạng năm thứ hai có đào một con sông nối sông Thu Bồn với Đà Nẵng gọi là sông Cổ Cò chảy ngang qua quốc lộ 1, huyện Điện Bàn.
• Tượng thần của Champa bằng đá có tên là Qui-bê-ra được tìm thấy ở ven biển. Đầu thế kỷ XVII người Nhật về nước sau khi đã sinh sống ở Hội An một thời gian. Họ đã để lại một số bia mộ. Hiện nay còn hai mộ của hai thương buôn Nhật chôn giữa cánh đồng cách đây độ 3km.
• Trong bảo tàng có một bức tượng trước đây được thờ ở Chùa Cầu. Thời kỳ chiến tranh, không ai bảo quản nên tượng đã bị hư ở cánh tay. Hiện nay người ta phục chế một tượng mới để thờ. Theo truyền thuyết Nhật Bản, họ đang ở trên lưng một con quái vật khổng lồ, đuôi ở Nhật Bản, đầu ở Ấn Độ, mình chạy ngang qua Hội An. Mỗi khi con quái vật này cử động thì ở Nhật có động đất, Việt Nam có lụt lội và Ấn Độ có hạn hán xảy ra. Vì thế người Nhật thờ một vị thần của người Hoa là vua Bắc Trấn Vũ Đế-vị thần trị thủy.
• Những quả cân xưa mà người ta tìm thấy ở nhà buôn số 103 đường Trần Phú. Đây là đơn vị đo lường thể tích các thứ hạt làm bằng gỗ. Miền Bắc gọi là đấu, miền Trung gọi là ang.
• Bồn hương bằng gang, người ta đặt trước sân chùa để đốt những chân nhang hay giấu vàng bạc mỗi khi cúng lễ. Chùa này đã bị phá đi để xây dựng trường học mang tên Bồ Đề. Chúng ta hiện chỉ có thể thấy ảnh của ngôi chùa.
• Những mẫu trang trí trên đá của người dân Hội An vào thế kỷ XVI- XVII.
• Cảnh thương cảng Hội An vào cuối thế kỷ XVII phỏng theo một tấm ảnh của một người khách du lịch Anh. Ta thấy có những chòi canh và những thuyền buồm. Chúng ta sẽ thấy thuyền này trong hội quán Phúc Kiến.
• Chiếc thuyền buồm miền Trung vào cuối thế kỷ XVI. Hình dáng giống một chiếc ghe bầu. Đây là chiếc neo của thuyền làm bằng gỗ lim được tìm thấy ở cửa Đại Chiêm. Hầu hết các đình chùa ở Hội An đều được làm bằng lim, là loại gỗ rất cứng, nặng mà mối mọt không thể ăn được. Có lẽ chính nhờ vậy mà Hội An có thể tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
• Hai vật bằng gỗ này là hai mắt của nhà người dân Phố Hiến. Nó được xem như linh hồn của nhà để xua đuổi tà ma hoặc để cầu mong sự thịnh vượng.
• Những viên ngói âm dương xưa của làng gốm Thanh Hà. “Thanh” vì tổ tiên của làng từ Thanh Hóa vào. Khoảng năm 1400 cha con Hồ Quý Ly di dân vào Nam. Đình làng Thanh Hóa hiện vẫn còn được công nhận là di tích quốc gia. Cách Hội An khoảng 3km.
Vào thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đến Hội An và xin chúa Nguyễn lập thương điểm. Theo sử sách còn truyền lại, người Bồ Đào Nha đã giúp chúa Nguyễn đúc súng ở thành Phú Xuân – Huế.
Bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (Số 80. Trần Phú – thị xã Hội An)
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam … minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
(Số 149. Trần Phú – thị xã Hội An)
Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa đ
iểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm … từ năm 1989 đến năm 1994.
Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.
Khu làng nghề truyền thống Hội An
Đây là nơi tập trung hầu hết các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có trên địa bàn thị xã Hội An và một số khác thuộc tỉnh Quảng Nam, tọa lạc tại số 9 đường Nguyễn Thái Học. Ở Hội An những người làm nghề thủ công coi nghề của mình như là một “tôn giáo” thiêng liêng, là cái nghiệp “cha truyền con nối” từ đời này sang đời khác. Dân gian xứ Quảng đã từng nhắc đi nhắc lại tiếng tăm của những làng nghề truyền thống lâu đời làm vunh hạnh mọi người “làng Yến Thanh Châu, làng Câu Phước Trạch, làng hến Cẩm Nam ……”.
Làng nghề truyền thống Hội An quy tụ những tinh hoa làng nghề xứ Quảng được hình thành cũng do tinh thần và quan điểm sống ấy của người Quảng Nam nói chung và người Hội An nói riêng. Làng khai trương hoạt động vào dịp lễ hội đêm rằm phố cổ và kỷ niệm lần 56 năm quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam. Đây là công trình hợp tác giữa công ty Cổ Phần Lao Động và trung tâm văn hóa thể thao Hội An. Hiện nay làng nghề thu hút được các nghề truyền thống tiêu biểu bao gồm 14 làng nghề Mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, lồng đèn đan lát mây tre, dệt chiếu dệt vải, may mặc thêu đan ……
Từ một đoạn tre ngắn người thợ khắc gỗ Hội An có thể biến thành một tác phẩm với chữ nhẫn thanh thoát rất có ý nghĩa. Hay từ một gốc tre mà người ta vứt bỏ đi hoặc đem chụm lửa, người thợ khắc gỗ Hội An cũng có thể tạo thành một tác phẩm độc đáo. Đầu tóc nâu dài rụm của một lão nhân phúc hậu, vui cười, khiến thích thú cho mọi người.
Hàng ngày nơi đây thu hút từ khá nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan mua sắm thưởng ngoạn và quan sát tài năng của những người thợ khéo tay lúc nào cũng cần mẫn trong công việc chế tác, sản suất.
Làng tọa lạc gần chợ, thị xã, thu gọn trong khuôn viên của ngôi nhà cổ Phi Yến, được trang trí thoáng đãng đẹp dịu dàng và mang dáng dấp một làng quê Việt Nam. Góp phần khôi phục và phát triển các giá trị của di sản Hội An.
Sông Thu Bồn
Bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh chảy ra biển Đông tại khu vực cửa biển Cù Lao Chàm tổng độ dài khoảng 300km. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) sông Thu Bồn là ranh giới: hữu ngạn trở lên phía Tây là vùng tự do; tả ngạn về phía Đông là vùng tạm chiếm. Biết bao cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và bọn xâm lược Mỹ đã diễn ra hai bên bờ và ngay cả trên dòng sông này.
Bò Tái Cầu Mống
Món thịt bò tái Cầu Mống là món ăn đặc sản ngon và khá quen thuộc với hầu hết các khách sành ăn mỗi khi có dịp về Quảng Nam. Cầu Mống là một địa danh ở bên quốc lộ 1A, cách Đà Nẵng 15km thuộc địa phận xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Nơi đây có hàng chục quán phục vụ món bò tái được pha thái khéo léo (từng miếng thái có cả phần thịt lẫn da) ăn với mắm nêm pha tương, ớt, tỏi, đường, chanh và các loại rau kèm theo như chuối chát, khế chua, rau thơm bánh tráng mè nướng giòn.
Thịt bò ở đây từ những con bò nuôi trên vùng đất Gò Nổi, vì bò ăn cỏ ở trên đó cho thịt có vị ngọt và thơm. Trước khi thui bò, người ta nhét vào bụng nó một số lá thơm: ổi, chanh…. Thui cả con trong thời gian nhất định sao cho thịt có màu hồng đào, hương thơm từ lá cây thấm vào từng thớ thịt cho một mùi thơm đặc trưng. Bò tái Cầu Mống ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi trên đất Quảng Nam – Đà Nẵng, thậm chí ngay tại Tp.HCM cũng có biểu hiện “Bò tái Cầu Mống”. Nhưng vị thịt bò Cầu Mống vẫn giữ được nét riêng khó mà lẫn được.
Cao Lầu
Hội An có một món ăn nổi tiếng là món Cao Lầu. Món này đúng là sản phẩm riêng của Hội An cho nên khi nói đến món ăn này là người ta phải ghép cả nơi xuất xứ của nó vào và gọi là Cao Lầu Hội An.
Ở bất cứ nhà hàng ăn uống nào, ở thực đơn của bất kỳ khách sạn nào ở Hội An ta cũng thấy có món cao lầu nằm ở một vị trí trang trọng. Còn đi trong phố cổ thì tìm một cái biển hiệu có chữ “Cao Lầu phố Hội” là dễ nhất.
Chỉ quanh có một món ăn không mấy cầu kỳ này mà đã có rất nhiều câu chuyện. Trước hết là cái tên Cao Lầu. Lầu hay lâu có nghĩa là nhà gác đẹp đẽ như trong các từ “lâu đài”, “lầu son”…. Ngày xưa những người sang trọng giàu có trong các dịp đặc biệt thì đến ăn trên lầu gác của các nhà hàng quý phái. Đi ăn đồ ngon, đồ đặc sản người ta gọi là đi ăn cao lâu theo kiểu gọi của người Trung Quốc, những người nổi tiếng là cầu kỳ trong việc ăn uống. Thế thì Cao lầu Hội An có gì đặc biệt đến nỗi họ coi món này là cao lương mỹ vị? Có người đưa ra lời giải thích rằng: đúng đây là món ăn quý ở Hội An vì thành phần protite trong cao lầu là thịt lợn, một món ăn đắt và hiếm. Sống ở một vùng đất ven biển, bao quanh bởi các nhánh sông cho nên thức ăn đạm động vật của người Hội An xưa kia chủ yếu là tôm cá, hải sản. Khi đó lợn ở đây hiếm, khó nuôi, nhỏ con nên vì thế thịt rất chắc và ngon. Hơn nữa, món này lại là món ăn của người Nhật, những thương gia giàu có và kỹ tính với một đời sống vật chất cao hơn hẳn những người Việt ở địa phương.
Cao Lầu chắn hẳn là món ăn Nhật bởi lẽ đến nay cả người Việt và người Hoa đều công nhận đây không phải là món của mình. Vào năm 1990, có một cuộc hội thảo quốc tế ở Hội An. Các đại biểu Nhật đến đây, khi ăn món cao lầu đầu khẳng định rằng đây là món Nhật, là món mì ở vùng Icé (Ice don). Thì ra món cao lầu này đã được nhập cảng từ Nhật vào Hội An từ hơn ba trăm năm mà vẫn còn đến tận ngày nay. Trong khi đó thì ngay cả khu phố Nhật một thời vang bóng với bao nhiêu lầu son gác tía nguy nga thì cũng đã tan thành khói bụi từ lâu rồi.
Đúng là
Trăm năm bia đá cũng mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Trong hoàn cảnh này thì “bia miệng” là cái “miệng ăn uống” chứ không phải là cái “miệng nói năng”, nhưng dẫu sao vẫn chính là cái miệng của người ta đã lưu giữ được món cao lầu ở Hội An hơn ba thế kỷ nay.
Sau khi đã nhất trí về nguồn gốc Phù Tang của cao lầu, các đại biểu Nhật lại cũng đi đến một sự nhất trí nữa là: Cao Lầu Hội An ngon hơn nhiều so với món mì Icé ở Nhật. Xem xét kỷ thì người ta phát hiện ra rằng mì Cao Lầu ở Hội An vẫn còn được nhào, ủ, cán, sấy bằng tay theo lối thủ công ngay tại bếp còn mì ở Nhật bây giờ được sản xuất hàng loạt trong nhà máy. Thịt lợn ở Nhật là thịt ướp lạnh chứ không có thịt tươi. Đấy là chưa kể đến gia vị, rau cỏ và tài nghệ của người đầu bếp.
Chẳng cần ăn thử ta cũng có thể hình dung ra sự khác nhau giữa mì Icé Nhật và Cao Lầu Hội An. Nó cũng giống như sự khác nhau giữa cà phê bột tự nhiên được pha bằng phin với cà phê công nghiệp tan nhanh đóng trong gói giấy bạc vậy.
Hàng trăm năm, sau khi người Nhật ra đi, người Hội An vẫn tiếp tục làm và tiếp tục ăn món này, nhưng rồi người ta quên mất đó là mì Nhật mà gọi luôn là cao lâu, không những thế họ còn cho là đặc sản địa phương và gọi là Cao Lầu Hội An. Ai đến Hội An cũng mê món cao lầu. Rồi người Hội An ở Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, rồi vào khoảng 1960, 1970 cái tên Cao Lầu Hội An đã thấy có ở mãi các nước Pháp, Anh, Úc xa xôi. Trong khi đó thì đến tận cuối những năm 1980 thì ngành công nghiệp du lịch hùng mạnh của thế giới mới nhớ đến phố cổ Hội An.
Đúng là cao lầu Hội An đã được thế giới biết đến trước cả phố cổ Hội An.
Công bằng mà nói thì chẳng phải riêng món mì Icé Nhật Bản, mà ngay cả cao lầu Hội An hôm nay đã không còn được như xưa nữa rồi. Ở Hội An hôm nay người ta vẫn còn tiếc rẻ nhắc tới cao lầu ông Canh, cao lầu Năm Cơ hay mới gần đây thôi, muốn ăn cao lầu đúng vị người ta phải chờ tới sau 2 giờ chiều. Khi ấy bà cụ Bé mới thủng thỉnh gánh hàng ra chợ. Cụ chỉ bán đến 5 giờ, cái ngữ giờ chưa ai đói nhưng người ta vẫn cứ ăn vì nghiện cái vị cao lầu chính cống của bà. Mấy năm nay bà đã cao tuổi và đã nghỉ bán hàng nhưng ở phố cổ từ khoảng trưa đến chiều vẫn có vài gánh cao lầu đi dạo bán.
Sợi mì cao lầu được chế biến rất công phu. Mì phải được hấp nhiều lần rồi phơi khô. Trước khi ăn lại hấp lại. Sợi cao lầu không được mềm mà phải giòn, khi nhai có cảm giác sần sật. Theo bà Bé thì muốn làm mì cao lau thật ngon, dứt khoát phải ngâm gạo trong nước tro mà phải là loại tro đốt từ củi ở Cù Lao Chàm, còn nước xay gạo bắt buộc phải lấy nước ở giếng Bá Lễ, một cái giếng Chàm nằm trong ngõ 35 đường Phan Chu Trinh. Thịt heo làm xíu cao lầu phải là giống heo cỏ, nhỏ người, lông đen, thả rông ngoài bãi. Thực ra muốn mô tả rõ ràng cái sự khác nhau tinh tế trong một món ăn quả là khó, nhất là đối với khách, những người mới ăn món cao lầu lần đầu tiên. Để giải thích trong trường hợp này, có một câu nói cửa miệng bằng tiếng Anh rất nổi tiếng ở Hội An mà đã được viết rất to trên tường của quán Treat’s Cafe: “Sam sam bụt different!” tức là “Na ná giống nhau nhưng mà khác nhau”.
Quả là như thế, ở Hội An có mấy chục quán có món cao lầu, ở quán nào thì nó cũng vẫn là cao lầu nhưng thực sự thì cao lầu ở mỗi quán lại khác nhau. Nghe đâu Lonely Planet – nhà xuất bản sách du lịch nổi tiếng – cũng đã đưa câu này vào sách của mình. Trong một số Restaurant người ta còn cải biên món cao lầu bằng cách cho sốt chua ngọt hoặc chao dầu như kiểu Spagetti, ăn cũng rất ngon. Vấn đề là khi gọi món bạn phải biết rõ mình định ăn cao lầu Hội An chính cống hay cao lầu kiểu mới.
Bên dưới cái tên Cao lầu bao giờ cũng là món Hoành Thánh. Hoành Thánh là một cái tên rất lạ vì nhiều người đến Hội An đều muốn an thử xem sao. Tuy vậy khi vào quán gọi hoành thánh, thể nào người phục vụ cũng hỏi luôn: Hoành Thánh loại gì? Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì họ sẽ giảng giải cho bạn rằng có tới ba loại hoành thánh: Nước, chiên và mì. Nhưng cả ba món đều gọi là hoành thánh vì đều có thành phần chính là nhân tôm giã được túm bằng một mảnh vỏ bánh là bằng bột mì.
Người Hội An vốn tính chiều khách, món ăn phải ngon đã đành nhưng lại còn phải hợp khẩu vị. Mỗi người mỗi tính, khách nào cũng có quyền yêu cầu.
Riêng có việc xào thức ăn bằng chảo nóng với dầu lạc, ở đây người ta cẩn thận phân chia ra làm 5 cấp độ khác nhau có tên gọi hẳn hoi là: Tô, xào, chấy, chiên, um.
Để kho cá thì lại còn nhiều kiểu hơn, ít nhất là 8 kiểu cơ bản: kho tiêu, kho mặn, kho ngọt, kho áp chảo, kho tộ, kho rim, kho Tàu, kho khô. Nếu nhìn vào cung cách nấu nướng quy cũ và cẩn trọng như thế này thì người ta phải xem lại khi vẫn nói rằng người Hội An có tâm tính đơn giản.
Khi ăn món hoành thánh mì, du khách Trung Quốc nhận ra nay đó là một món ăn rất phổ biến ở Quảng Đông. Món này còn có cả ở Hà Nội, Sài Gòn… mà người ta vẫn gọi là mỳ vằn thắn hay mằn thắn. Có người kể rằng đây là món ăn mới có từ thời nhà Thanh, do chính vua Càn Long đặt tên. Hoành Thánh là đọc theo tiếng Quảng Đông của chữ “vân thốn” tức là nuốt mây dựa vào ý câu thơ “bạch vân thốn nguyệt” (mây trắng uống trăng).
Càn Long nổi tiếng giỏi cả văn chương cả võ nghệ lại thích giả dạng thường dân. Trong một lần vi hành, ông vua nhà Thanh này bị lạc đường và tìm vào một quán nhỏ. Rủi thay thức ăn đã hết, chủ quán vét vội chỉ còn ít bột mì, tôm và vài quả trứng. Ông ta liền nhanh tay nhào bột và chế biến ra một món ăn chưa có bao giờ. Nhà vua ăn hết sạch và cảm động mà đặt tên cho món này như vậy.
Thì ra món ngon nào cũng được bao phủ quanh có những huyền thoại. Nhưng không rõ vì sao mà chỉ ở Hội An mới có hoành thánh chiên? Mười, hai mươi năm trước, khi mà Hội An còn vắng vẻ, ẩn dật thì ai cũng biết các tiệm chuyên bán hoành thánh như tiệm Bà Hai Huế gần chùa ông, tiệm Hòa Vinh trước chùa Ngũ Bang. Bây giờ ở Hội An quán nào cũng có hoành thánh và người ta coi đấy là một đặc sản Hội An chính cống.
Cờ người ở Hội An
Một bàn cờ lớn được kẻ đậm trên sân đấu. Ba mươi hai võ sinh thủ diễn 32 quân cờ từ tướng đến tốt mặc những bộ tranh phục hai màu xanh, đỏ chia thành hai quân. Sau phần khai mạc, mười quân tốt múa hai dãy cờ tiến vào giữa sân trong tiếng trống thúc quân dồn dập. Lần lượt từng loại quân cờ sử dụng nhiều loại binh khí cổ truyền như mã đao, tề mi côn, song xỉ, song giãn, trường kiếm, đại đao… vừa biểu diễn kỹ thuật đặc trưng của võ cổ truyền dân tộc vừa tràn vào sân. Khi quân sĩ hai bên đã chiếm lĩnh vị trí trong tư thế chiến đấu hai Tướng xuất hiện từ hai phía bàn cờ tiến vào trung trận. Tướng đỏ là một huấn luyện viên nam mang hia đội mão, hiên ngang trong chiến bào, tay trái vuốt râu, tay phải cầm thanh long đại đao múa một đường “xung thiên đề đao” và chỉ Tướng xanh khiêu chiến. Tướng xanh là một nữ võ sinh với vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt anh thư xinh đẹp nhưng không kém phần oai phong lẫm liệt cũng múa tít một vòng “phương thiên họa kích” sẵn sàng nghênh chiến. Hai tướng biểu diễn những đòn thế giao đấu giữa tiếng reo hò của quân sĩ. Trống thu quân vừa đánh xong, chỉ trừ hai tướng đứng ở trung cung, tất cả các quân còn lại đều ngồi xếp hàng trên sân đúng vị trí của mình. Phát thanh viên đọc những nước đi đầu tiên của hai kỳ thủ và các quân cờ bắt đầu di động. Mỗi thế bắt quân là một hiệp đấu xảy ra khoảng một vài phút trong tiếng trống thúc quân đồn dập, náo nức và kết thúc đầy kịch tính. Vào những giây phút cuối của trận đấu khi mà một trong hai kỳ thủ lâm vào thế bí gây cấn nhất thì những trận giao chiến ngày càng ác liệt làm nhiều khán giả phải hồi hộp. Khi bên đỏ thua, trên bàn cờ người xảy ra một cuộc hỗn chiến giữa quân sĩ hai bên để đi đến kết thúc quân đỏ bị bắt cùng với tướng sĩ của mình. Tướng xanh dẫn tất cả “tù binh” đi vòng quanh sân chào khán giả trong tiếng vỗ tay vang dội.
Yến Sào ở Cù Lao Chàm
Yến Sào tức là tổ của chim hải yến, một loài chim yến biển làm tổ trong các vách hang cheo leo trên một số ít các đảo đá hoang vu ở vùng Đông Nam Á.
Loài chim này tiết ra một lượng lớn nước bọt trong miệng rồi kéo thành sợi nhỏ như sợi miến, cuộn thành tổ hình vỏ sò gọi là tai yến, dính vào vách đá. Tai yến lúc đầu trắng mờ rồi trắng đục và trờ thành tai yến “già”, mỗi tai khoảng 10g.
Tổ yến không những là một món ăn vừa ngon vừa bổ vừa quý hiếm mà người ta còn tin rằng đó là một vị thuốc đặc biệt có thể chữa trị được bệnh ho lao, một trong bốn căn bệnh khó chữa nhất trong y học phương Đông cổ xưa. Yến thường được ăn theo hai cách: nếu hấp cách thủy với đường phèn thì là yến ngọt; nếu hấp cách thủy với nước hầm gà tơ gọi là yến mặn.
Trong các bữa tiệc cung đình, trong các món ăn bổ dưỡng của các hoàng đế thì yến là một món đầu bảng và không thể thiếu được. Vì thế người ta gọi các bữa tiệc đặc biệt xa xỉ trong cung vua là “yến tiệc”. Ở các làng xã Việt Nam có tục lệ mừng thọ những người cao niên trong làng, tục lệ chúc thọ bố mẹ già và các buổi tiệc này được gọi là “yến lão” mặc dù chỉ một số rất ít gia đình quyền quý mới có thể mua yến làm cỗ. Trong chế độ phong kiến trước kia, yến lão là một trong các nghi lễ được đưa vào thể chế quốc gia, ngày nay tập tục này lại được phục hồi ở nhiều nơi.
Chim yến có tên khoa học là Collocaliafucipllaga Germami Vuslalet, có thân nhỏ hơn quả bóng bàn với bộ lông nâu đen riêng hông và bụng màu xám. Chim yến có cánh vút dài tới hơn 10cm, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn nhưng có thể há rất rộng dùng để đớp mồi là các con côn trùng đang bay trong không khí.
Người Trung Quốc gọi chim yến là Huyền điểu người Anh gọi là Seo Swallow, người Pháp là Salangane hay Hirondelles de mer. Chim yến bay rất khỏe, vào mùa kiếm mồi, nó bay liên tục suốt mười mấy giờ đồng hồ không nghỉ, lượn đi lượn lại trên không trung quanh các chân núi, sườn đồi, bìa rừng để hớp mồi với quãng đường tổng cộng lên đến hàng trăm kilômet.
Từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, chim yến về làm tổ trên các hang đá dựng đứng. Mỗi tổ đẻ hai trứng và thay nhau ấp. Phải hơn một năm sau khi nở thì chim con mới có thể tự kiếm mồi và làm tổ mới. Là một loài cẩn trọng và kỹ tính, chim yến chỉ làm tổ ở các vách hang đá cao khô thoáng, ở các nơi thật hiểm trở, có sóng vỗ dưới chân, không kẻ thù nào có thể đến được mà lại dễ bay đi kiếm mồi.
Thật may mắn và cũng rất ngẫu nhiên, từ 400 năm trước đây người ta đã phát hiện ra ở Cù Lao Chàm có một số hang đá là nơi có rất nhiều chim yến về làm tổ, như hang Tò Vò, hang Khô, hang Tai, hang Cả…. Theo các tư liệu của các thương nhân, giáo sĩ châu Âu đã đến Hội An vào thời kỳ này và dựa vào các văn bia, gia phả và chuyện kể của dân, người ta cho rằng các ngư dân làng Thanh Châu đã lần đầu tiên phát hiện ra tổ yến ở trong hang Tò Vò trên đảo hòn Lao.
Tuy nhiên, từ việc tìm ra hang có tổ yến đến khi biết cách khai thác rồi chế biến, cất giữ, tìm nguồn tiêu thụ như một mặt hàng ổn định là cả một thời gian dài lâu, trắc trở, nhất là khi đó việc giao lưu thông tin, đi lại, còn rất khó khăn. Hơn nữa nếu người ta tham lam mà lấy hết các tổ yến thì đàn yến sẽ bỏ đi. Vì vậy, người dân ở Cù Lao Chàm đã phải mày mò qua nhiều năm tháng, qua vài thế hệ liên tục vừa khai thác vừa thăm dò, tìm hiểu tập tính của chim rồi vừa đúc rút kinh nghiệm qua các thất bại vừa giải quyết các tranh chấp quyền lợi đồng thời liên tục cải tiến về quy trình, về phương tiện, công cụ…. Cuối cùng thì người dân làng Thanh Châu đã dựng nên được một nghề độc đáo: khai thác, bảo vệ và sơ chế yến sào. Về sau nghề này lan xuống Khánh Hòa, Bình Định. Tuy nhiên so với tổ yến ở các nơi này và cả ở Singapore nữa, thì yến sào Cù Lao Chàm vẫn đứng vào hàng đầu.
Chỉ riêng việc đi lấy tổ yến đã là cả một công việc đòi hỏi tinh thông nghề nghiệp, khỏe mạnh dẻo dai, can đảm và linh hoạt vào tháng tư là mùa khai thác, người ta phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và lương thực rồi lên thuyền đi ra các hang yến. Các hang này đều ngập nước biển, không thể ra bằng đường bộ. Đầu tiên họ phải dùng các cây tre to và dài nối vào nhau thành một hệ khung dàn giáo trong hang, nhiều khi các giãn cao tới hai ba thân tre phải gác lên các sàn thuyền. Sau đó là leo lên cao chót vót để kiểm tra xem xét, phun nước vào vách hang cho tổ yến mềm ra. Để lấy tổ yến, người ta phải khéo léo và mạo hiểm treo mình trên cao mấy chục mét hang, dòng dây đu xuống lòng hang, lách mình qua các khe đá hẹp dựng đứng cheo leo, mà chỉ sơ ý một chút là có thể mất mạng.
Quy trình khai thác phải rất nghiêm ngặt để không làm kinh động đàn yến về tổ lúc hoàng hôn, không truyền sâu hại, dịch bệnh cho chim, mà vẫn không bỏ sót một cái tổ nào có thể lấy được. Cả năm người ta chỉ khai thác có 2 – 3 kỳ, mỗi kỳ chỉ trong 4 – 5 ngày. Tuy nhiên, suốt năm họ phải canh gác theo dõi bảo vệ hang và đàn chim. Thường xuyên có người leo lên làm sạch thành hang, dùng xi măng trát các khe nứt trên vách hang ngăn nước dột, đắp thêm các vách nhân tạo để tăng diện tích làm tổ cho đàn chim, đắp đập ngăn dưới chân hang để sóng không phá tổ….
Người dân ở đây tin rằng người có công tạo dựng nên nghề yến Thanh Châu là một người nhà họ Trần, tên là Tiến. Về sau triều đình nhà Nguyễn lập “Đội Thanh Châu” và giao cho dân địa phương toàn quyền khai thác tổ yến rồi nộp thuế hàng năm. Vào đầu thế kỷ XIX, “Đội Thanh Châu” được tổ chức lại theo kiểu quân đội, cắt cử các chức vụ gồm toàn người Thanh Châu để trông coi việc khai thác yến ở cả ba tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, giao cho ông Hồ Văn Hòa làm quản lĩnh. Suốt gần một thế kỷ, con cháu nhà Hồ thay nhau giữ chức vụ này.
Từ đầu thế kỷ XX, các chủ nhà buôn được đấu thầu để toàn quyền khai thác yến từng kỳ từ 3 đến 5 năm. Hiện nay, đội yến sào Hội An, con cháu của làng nghề yến Thanh Châu vẫn tiếp tục khai thác yến dưới sự quản lý của nhà nước và ở Cù Lao Chàm, sản lượng yến tăng hàng năm từ 10 – 30%, chiếm 20% tổng thu nhập của toàn thị xã Hội An.
Tổ yến đem về được làm sạch bằng cách lấy dao nhọn, hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, mùm đất, rêu… bám vào. Các loại tổ yến được phân hạng rồi đóng gói 0,5 và 1 kg. Loại quý nhất là yến huyết màu đỏ máu, rồi đến yến thiên màu hơi sẫm, xấu nhất là yến vụn.
Xung quanh đời sống của loài hải yến và nghề yến độc đáo nơi biển xa được bao phủ rất nhiều huyền thoại cảm động với những câu hát, lời ru và nhiều nghi lễ tín ngưỡng mà ngư dân làng yến Thanh Châu vẫn còn lưu giữ.
Đối với du khách thì bức màn huyền thoại về yến sào còn dày đặc hơn bởi vì bây giờ những người bình thường, khó ai có thể mua hoặc ăn yến. Nếu không tin, các bạn cứ đi khắp Hội An hay ra tận Cù Lao Chàm thử tìm xem sao.
Ngay trong cuốn sách Văn hóa ẩm thực phố cổ Hội An do chính các thành viên trong Chi hội văn nghệ dân gian Hội An biên soạn vừa mới xuất bản năm 2000 cũng không thấy nói đến món yến sào này bởi vì ngay cả người dân ở Cù Lao Chàm và ở Hội An cũng chẳng mấy ai được một lần ăn yến. Ai muốn ăn có lẽ phải tìm đến các nhà hàng cao cấp ở Hongkong. Đài Bắc hoặc Singapore… với cái giá ít nhất cũng là 20 USD cho một chén yến nhỏ.
Các cổ vật dưới biển Cù Lao Chàm
Là một cảng biển quốc tế suốt nhiều thế kỷ, dưới lòng các lạch sông cửa biển và thềm lục địa quanh Hội An còn là nơi cất giữ rất nhiều các xác tàu thuyền bị đắm, các hàng hóa thương mại mà đến nay được gọi là các cô vật. Hầu hết mọi thứ đều đã bị mủn nát, vùi lấp, tan rữa nhưng chỉ riêng có các đồ gốm sứ và một ít đồ đồng là không hề thay đổi.
Đã nhiều năm, trong khi đánh lưới một số ngư dân Cù Lao Chàm đã kéo lên được bát, đĩa, lọ gốm cổ…. Ngươi thì lại vứt xuống biển, người thì mang về nhà vứt lăn lóc như các đồ bỏ đi. Có những chiếc đĩa và vại lớn đường kính 40 – 50 cm có giá trị hàng mấy chục ngàn đô la trên thị trường quốc tế, thì ở các làng chài được dùng để đựng gạo, để làm máng lợn. Rồi đến đầu những năm 1990, người du lịch đến Hội An nhiều và các cổ vật vô giá này đã lọt vào mắt những người am hiểu. Sau đó là một làn sóng các người sưu tầm gốm sứ, các tay buôn đồ cổ trong nước và quốc tế âm thầm tìm đến Hội An. Chắc hẳn là đã có nhiều người bỗng nhiên trở thành triệu phú sau vài lần lui tới nơi này. Có những người săn lùng táo tợn đã in nhiều cataloge gốm sứ và nhờ người dân địa phương đi vào các làng xóm để tím mua cho họ.
Vào năm 1993 nếu ai có đến Hội An thì đều thấy hàng chục cửa hiệu bày bán đồ sứ cổ. Trên các giá gỗ cao, choán hết cả mặt tường là san sát các dãy bát, đĩa, lọ bình men lam còn bám đầy vỏ hà, chứng tích của hàng trăm năm nằm dưới đáy biển sâu. Nhiều ngư dân bỏ nghề đánh cá quay sang mò lặn, trục vớt cổ vật trái phép. Cơn sốt săn lùng đồ biển lên đến cao trào vào năm 1994 đã khiến cho các nhà nghiên cứu, các người làm công tác bảo tàng ở Việt Nam hết sức lo ngại và nhà nước đã bắt tay vào để ngăn chặn việc trục vớt và buôn bán cổ vật “đồ biển” ở Hội An.
Lúc này mọi người mới hiểu ra rằng ở đáy biển gần Cù Lao Chàm có xác một chiếc tàu gỗ cổ bị đắm, mang theo nó rất nhiều đồ gốm sứ Việt Nam với niên đại vào khoảng thế kỷ XIV. Các đồ này ngoài giá trị kinh tế, còn có giá trị rất lớn cho việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử nói chung và về nghệ thuật gốm cổ Việt Nam nói riêng. Theo các thư tịch cổ thì gốm sứ Việt Nam đã phát triển rất sớm và đã có những thời kỳ rất huy hoàng, có lúa còn được đánh giá cao hơn cả đồ gốm của Trung Hoa, cường quốc về gốm sứ thế giới. Tuy vậy các bảo tàng ở Việt Nam không còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý. Một số ít các mẫu vật có giá trị nhất của gốm sứ cổ Việt Nam lại nằm ở một vài viện bảo tàng nước ngoài.
Đến đầu năm 1997, người ta đã bắt tay vào việc trục vớt chiếc tàu cổ này với một sự chuẩn bị chu đáo, thận trọng. Tham gia vào kế hoạch này ngoài hai công ty trục vớt Việt Nam và Malaysia, ngoài các ban ngành của địa phương còn có Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Quảng Nam, Viện Khảo Cổ, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội Vụ. Ba đợt khảo sát đã được tiến hành vào tháng 4, 5 và 6 /1997, với các máy móc từ Malaysia đưa sang, kể cả máy khảo sát từ xa R. O. V, máy dò từ tính, máy quau phim thả sâu và máy định vị vệ tinh mặt đất GPS. Người ta đã định vị được nơi tàu đắm và có hình ảnh sơ bộ về các chồng gốm men quanh xác tàu.
Sau đó là các đợt tiến hành trục vớt rất quy mô và tốn kém. Ngoài các trưởng phó ban là đại diện của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, công ty vớt Visal Việt Nam và Saga Malaysia còn có đại diện các bộ, ngành liên quan và nhiều chuyên gia sử học, khảo cổ học của Anh, Malaysia và Cộng hòa Séc.
Đợt trục vớt đầu tiên vào tháng 8 /1997 có dùng một xà lan công trình 2.000 tấn với các máy móc thiết bị và hệ thống phòng ăn nghỉ cho hơn 40 chuyên gia và thủy thủ. Tuy nhiên do dòng hải lưu quá mạnh và thay đổi bất thường, lần này chỉ có 41 mẫu vật được vớt lên.
Cuối tháng 5/ 1998 đợt trục vớt thứ hai được tiến hành thận trọng hơn với các khung nhôm căng ô vuông để đo vẽ và xác định vị trí di vật. Thợ lặn dùng máy hút thổi bùn cát để làm lộ hiện vật và lấy lên theo từng ô nhôm. Sau 53 ngày trên biển, người ta vớt thêm được 992 mẫu vật gốm thì công việc phải dừng lại vì mùa mưa bão đã đến.
Lần trục vớt thứ ba và là đợt cuối cùng bắt đầu vào ngày 23/ 4/ 1999. Lần này người ta quyết định sử dụng phương pháp lặn bão hòa với một xà lan chứa các thiết bị chuyên lặn khai quật và một xà lan chuyên dùng để xử lý khảo cổ học các hiện vật được trục vớt lên. Sau một tháng trục vớt, số hiện vật đưa lên quá nhiều người ta lại phải huy động một xà lan thứ 3 tới để tiếp tục chứa, xử lý, rửa, đánh số ghi chép, vẽ, chụp ảnh các hiện vật.
Cuối tháng 6/ 1999, công cuộc trục vớt hoàn thành với tổng số hiện vật thu được là 278.947 trong đó chủ yếu là đồ gốm cổ Việt Nam, một số là đồ Trung Quốc, ngoài ra còn có các vật dụng trên tàu bằng đồng, sắt, đá…. Trong đó có giá trị nhất là các đồ gốm Chu Đậu.
Nếu muốn xem các hiện vật này, các bạn có thể đến nhà bảo tàng Gốm sứ mậu dịch tại số nhà 80 đường Trần Phú ở ngay trong khu phố cổ Hội An. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội cũng có một ngăn riêng trưng bày các đồ gốm này. Khá nhiều di vật gốm sứ trong đợt trục vớt này hiện đang được bày bán tại các thị trường cổ vật ở Đông Nam Á và một số nơi khác trên thế giới. Đó là phần hiện vật mà công ty trục vớt Malaysia được ăn chia theo hợp đồng rồi sau đó họ đem bán và vì thế thị trường gốm cổ thế giới biết đến một mặt hàng gọi là gốm tàu đắm Cù Lao Chàm.
Ngay lập tức, các nghệ nhân gốm sứ Việt Nam đã cho ra lò các sản phẩm gốm giả cổ theo mẫu mã của các đồ trục vớt. Các món giả cổ này hiện có bán rất nhiều ở các quầy bán đồ lưu niệm ở tất cả các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng và tất nhiên ở Hội An nữa. Với 7 – 8 USD là bạn có thể có một chiếc đĩa men lam theo kiểu đời Trần Việt Nam thế kỷ XIII, hình thức bên ngoài khá giống với mẫu thật. Còn về câu chuyện chiếc tàu đắm thì ai cũng biết rằng đấy không phải là chiếc tàu cuối cùng được tìm thấy.
Và dẫu rằng cho một ngày nào đó người ta sẽ có thể tìm thấy hết các cổ vật dưới đáy biển thì đó cũng chỉ là những mảnh nhỏ còn sót lại. Biết bao nhiêu thứ khác có giá trị hơn nhiều đã vĩnh viễn theo thời gian hòa tan vào nước đại dương hoặc bị cuốn trôi theo các dòng hải lưu không một phút giây ngừng chảy. Tuy nhiên, nhìn ngắm những chồng bát đĩa gốm cổ bị bùn biển và hà ốc bám dày xung quanh, người ta có thể hình dung ra cái ngày mà mặt nước biển quanh Cù Lao Chàm bị xé dọc ngang bởi các đội thương thuyền quốc tế đầy ắp các món hàng quý, hăm hở vượt gió bão đi đến các phương trời xa. Và người ta cũng nhớ lại cái ngày mà những con người giỏi giang, can trường ham làm giàu từ các bến cảng xa xôi trên khắp thế giới đổ đến để mua bán trao đổi bằng hàng chục thứ tiếng khác nhau vào các mùa hội chợ trên mảnh đất Hội An này. Đã có không biết bao nhiêu toan tính, tham vọng, biết bao nhiêu hạnh phúc, khổ đau nối tiếp nhau tan biến theo thời gian trên vùng đất kỳ lạ này để rồi chỉ còn sót lại mấy ngôi làng nhỏ và những căn nhà gỗ đơn sơ, êm ả mà ta đang đi qua hôm nay với cái tên hiền lành Cù Lao Chàm.